Phương pháp sơ cứu nạn nhân bỏng, ngạt thở

Khi có người bị bỏng, trước hết cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nguồn gây bỏng. Sau đó lập tức ngâm chỗ bỏng vào nước mát hoặc dùng vòi nước đang chảy xả nhẹ vào chỗ bỏng để làm giảm nhiệt độ bề mặt da, giảm độ sâu của bỏng, giảm nguy cơ gây sốc cho nạn nhân.

Nên ngâm càng sớm càng tốt và ngâm khoảng 15 20 phút. Nếu vị trí của vết bỏng không thể ngâm nước thì hãy dùng miếng gạc thấm nước lạnh đắp lên vết bỏng. Có thể lặp lại nhiều lần rồi sau đó chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất. Trong trường hợp bỏng nặng thì cần chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện.

Cố gắng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực đám cháy và di chuyển đến nơi an toàn, thoáng khí.

Để nạn nhân nằm nghiêng hoặc ngồi thay vì nằm thẳng vì rất có thể họ đang buồn nôn, họ hoặc mắc đờm trong cổ họng.

Nếu nạn nhân còn ý thức, hãy hỏi họ về cảm giác trong cơ thể. Nếu họ không thể nói được, hãy chú ý cách nạn nhân thở. Kiểm tra đường thở, hô hấp và tuần hoàn. Nếu cần có thể phải hô hấp nhân tạo hoặc sử dụng mặt nạ oxy nếu có.

Nếu nạn nhân ngã hoặc ngất xỉu do hít phải khói thuốc quá nhiều, hãy kiểm tra cơ thể của họ liệu có vết thương chảy máu hay xương có bị gãy. Tiến hành sơ cứu để làm sạch vết thương. Nếu nghi ngờ xương bị gãy, tránh di chuyển nạn nhân cho tới khi có các bác sĩ tới.



Khi nạn nhân đã hít thở được, họ vẫn có thể bị mất phương hướng và cáu kỉnh. Tác động của khói độc hại với não có thể gây ra hành vi bạo lực. Chú ý đến hành vi, nhận thức của nạn nhân cho tới khi đội ngũ y tế tới.

Nếu nạn nhân bị ngừng thở, ngừng tim phải tiến hành ngay việc hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực đưa bệnh nhân đến bệnh viện

Gọi trợ giúp y tế khẩn cấp tại nơi sinh sống để họ nhanh chóng tới hỗ trợ cứu giúp nạn nhân. Liên hệ với bộ phận phòng cháy chữa cháy nếu chưa có.
31 views
 
Các tin khác